Tin tức

The Wind Rises: Năm điều nên biết về phim mới của Miyazaki

19/11/2013

Ở phía bên kia của Thái Bình Dương, Hayao Miyazaki đã tạo ra một thành công lớn cũng như một tác phẩm đầy tranh cãi với The Wind Rises, góc nhìn của ông về những ngày sơ khai của ngành hàng không và những năm tháng định hình được hư cấu của kỹ sư chế tạo máy bay Zero của Nhật Bản Jiro Horikoshi khi anh trở thành một kỹ sư xuất sắc.

Phim đầu tiên sau năm năm – và có thể là phim cuối cùng – của một huyền thoại hoạt hình, The Wind Rises đã trở thành thành công lớn tại các phòng vé Nhật Bản từ thời điểm mở màn vào tháng 7 và tạo ra hàng hàng tranh luận trên các mặt báo về nội dung chính trị của phim.

Về người đàn ông chế tạo máy bay đã trở thành chìa khóa cho những nỗ lực của Nhật Bản trong Thế chiến 2, bộ phim trong tiếng Nhật có tên là Kaze Tachinu này có sự kỳ lạ như trong nhiều tác phẩm khác của Miyazaki nhưng được phủ thêm một lớp tư tưởng. Miyazaki cũng không giữ im lặng, gần đây đã có một bài phản đối kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe về việc tái thiết quân đội.

Một cảnh trong The Wind Rises [Ảnh: Touchstone Pictures]

Bằng việc đánh giá phản ứng đối với phim khi trình chiếu tại các liên hoan phim – điểm đến tiếp theo là New York sau khi đã đến Venice, Telluride và Toronto – phim cũng sẽ là đề tài tranh luận ở phía bên này của thế giới. Dưới đây là năm đề tài và biểu tượng chính nên biết về phim này trước khi phim chạy đua chuẩn bị cho giải Oscar vào tháng 11 và phát hành thương mại vào ngày 21/2. (Bài viết không mang tính chất tiết lộ nội dung, chỉ cho biết một vài điều về kịch bản gây tranh cãi.)

Các quan điểm về quân sự. Miyazaki trong vài tháng qua đã chịu sự chỉ trích từ cả cánh hữu (vì sự phê phán Abe của ông) và bên tả (vì việc ghi lại cuộc đời/tôn vinh người đã thiết kế máy bay chiến đấu). Chính trị không xuyên suốt trong tất cả các cảnh của bộ phim càng giống với một câu chuyện tình yêu như các tác phẩm khác, nhưng khi xuất hiện thì luôn để lại vài ấn tượng sâu sắc. Đầu phim, người đàn ông trong giấc mơ của Jiro – hình mẫu hàng không của nước Ý Giovanni Caproni, được tái tạo trong trí tưởng tượng của nhân vật chính – nói với Jiro lúc nhỏ rằng "máy bay là giấc mơ đẹp" và cảnh báo việc sử dụng chúng vào mục đích phá hoại. Sau đó, có những ám chỉ đáng ngại cho thứ gọi là "cảnh sát tư tưởng" và gợi ý rằng các lực lượng quân sự đen tối sẽ lợi dụng tài năng của Jiro vào mục đích bạo lực. Trong phim còn có một sự phác họa theo lối châm biếm hải quân Nhật Bản.

Người đàn ông trong giấc mơ của Jiro – hình mẫu hàng không của nước Ý
Giovanni Caproni - được tái tạo trong trí tưởng tượng của nhân vật chính

Bản năng động vật. Miyazaki được biết đến với sự thần bí nhẹ nhàng xoay quanh tất cả các phần của thế giới tâm linh. Trong đó có cả các loài động vật, có được nhắc đến trong phim này. Một chiếc máy bay được thiết kế hoàn hảo được nhắc đến như một “chú vịt con kim loại” (đối ngược với “chú vịt con xấu xí”). Phim có một cảnh hài hước trong đó bò được sử dụng để “xé toạc” máy bay ra. Và Jiro lấy cảm hứng từ hình dạng của một mẩu xương cá thu, khiến anh ta, sau khi xem xét một số thiết kế xuất sắc của Mỹ, bình luận một cách khôi hài rằng, "Người Mỹ cũng ăn cá thu?"

Chủ nghĩa hiện thực huyền diệu. Bởi đây là phim của Miyazaki, có rất nhiều chủ nghĩa hiện thực huyền diệu. Trong giấc mơ về máy bay Jiro có thể đi bộ trên máy bay như Caproni nói với anh, cơ bản là, "Chúng ta không thể lên đây, nhưng trong giấc mơ, cậu có thể đi bất cứ đâu." Sau đó một cánh cửa có thể cất cánh, trong khi một chiếc máy bay giấy có khả năng làm những trò phi vật lý.

Nahoko (trái) và Jiro trong phim

Thành công tại Nhật Bản. Sự căng thẳng giữa chủ nghĩa yêu nước và tự phê phán xuất hiện nhiều lần trong bộ phim miêu tả Nhật Bản trước Thế chiến 2 này, điều đã đặt ra nghi vấn về tính chủ quan trong cả quá trình và những cách thức đặc biệt Nhật Bản đã dùng để tạo nên hình tượng đất nước này trong thế kỷ 20. "Liệu Nhật Bản có phải là một đất nước hiện đại?" là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Những trận động đất chết người và dịch bệnh lao đang xuất hiện, cho thấy một sự thiếu hiện đại đầy bi kịch. Nhưng giữa những điều này cũng có thể thấy ý nghĩ của một nhà làm phim gắn bó sâu sắc với mảnh đất này – những mối liên kết mà chiến tranh sẽ cắt đứt.

Thành phố gió. Có lẽ biểu tượng lớn nhất trong bộ phim, tất nhiên, là gió. Gió có một hình dáng cụ thể khi Jiro thiết kế chiếc máy bay để giảm sức cản của gió, và khi anh cùng Caproni cố gắng thoát khỏi một đám cháy như sự cảnh báo nguy hiểm trước bởi vì "gió đang lên." Nhưng gió cũng là một sự hiện diện tượng trưng, được giới thiệu để đại diện cho sức mạnh vô hình của trí tưởng tượng dẫn lối chúng ta. Và gió đem lại sinh khí cho câu chuyện lãng mạn trong phim. Bởi tình yêu lớn của Jiro, Nahoko, đã nói với anh, gió đã đưa anh đến với cô.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi