Bình luận phim

X-Men: Apocalypse: Một thất vọng chán chường nặng nề chi tiết

20/05/2016

Có vài cảnh hay đáng nói trong phim nhưng nó dẫn tới những trận giao chiến dai dẳng không máu me khiến một phim bom tấn chịu tiếng xấu.

Từ khi Batman v Superman ra rạp, một loạt những người bình luận trên mạng đã có ý kiến là có một âm mưu kinh hoàng đang diễn ra ở đỉnh cao của báo chí phim ảnh. Họ tin là Disney trả tiền cho các nhà phê bình để khen ngợi phim Marvel và phê bình các phim siêu anh hùng khác gay gắt hơn. Khoan nghĩ tới việc chẳng có chứng cứ nào về việc chơi xấu, hay là Disney chọn lựa chọn an toàn hơn là đổ xương máu ra để kể chuyện phim cuốn hút nhất có thể, khả năng các nhà phê bình phim đồng ý làm cái việc như thế – đồng loạt nữa chứ! – là dưới không. Với những người hâm mộ này, những bài bình luận là bằng chứng cho một sự bất công rõ ràng, chứ không nói lên rằng những phim thể loại này rất khó làm cho đúng. Giờ, không may thay, X-Men: Apocalypse là một thất bại nữa trong cuộc đua vũ trang siêu anh hùng, khi vươn tới tầm cao hơn bất cứ phim X-Men nào và kết quả là gãy cánh mà rơi xuống.

Các dị nhân của First Class đã trở lại nắm tay lái loạt phim, sau sự trợ giúp từ dàn diễn viên cũ trong Days of Future Past siêu thú vị. Và ta nhảy một thập kỷ tới 1983, một khoảng cách thời gian được kịch bản chú tâm lãng đãng. Dĩ nhiên, không ai già đi hẳn cả, có lẽ là do hệ tiêu hóa dị nhân, trừ việc người thường Moira McTaggart (Rose Byrne) cũng “không già đi chút nào” từ 1963 và Havoc (Lucas Till) vẫn được coi là sinh viên mới ra trường chuẩn bị “làm nhiều điều vĩ đại cho đời” dù đã 36 tuổi mà không có bằng chứng gì về sự vĩ đại chớm nở.

Đáng bực hơn, là việc Giáo sư X của James McAvoy một lần nữa lần lữa giữa các phim, mở cửa lại Trường Dị nhân của anh nhưng chưa tiến thêm bước nào trong việc thành lập X-Men – vậy vĩ nhân được hứa hẹn ở cuối mỗi phim vẫn chưa xuất hiện. Nhưng có những khoảng thời gian rộng này có ý nghĩa gì nếu không tận dụng phần ở giữa? Chỉ cho khâu làm tóc và trang điểm vài thách thức là không đủ. Và khi kẻ trốn chạy Magneto (Michael Fassbener) dùng thời gian của mình hiệu quả, cưới vợ và sinh con, thì rồi y cũng phải rời xa họ nhanh chóng.

Từ trái qua: Storm (Alexandra Shipp), Apocalypse (Oscar Isaac), Psylocke (Olivia Munn)

Vấn đề là siêu dị nhân En Sabah Nur, còn gọi là Apocalypse (Oscar Isaac), đã tỉnh dậy sau giấc ngủ qua thiên niên kỷ và quyết định gột rửa những mặt yếu kém và niềm yêu thích thảm hại những thứ vớ vẩn như luật pháp của loài người. Apocalypse là một trong những vai phản diện lớn không mấy thú vị từng lên truyện, một đại diện của xu hướng biến kẻ to con thành những kẻ xấu nhiều quyền lực có màu sắc sặc sỡ không được chăm chút về tính cách cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90. Isaac cố đem lại sự tinh tế khi có thể, nhưng bơi giữa đống hóa trang để trở nên xấu xí và thiếu mục đích rõ ràng anh cũng không thể làm gì nhiều.

Cũng có vài cảnh đáng nói ở đây, với McAvoy và Fassbender luôn phong độ và những khoảnh khắc đáng yêu với dàn diễn viên mới, đặc biệt là Tye Sheridan trong vai Cyclops và Kodi Smit-McPhee vai Nighcrawler chắc chắn đáng nhớ. Nhưng cũng có những phút phí phạm như Katniss rầu rĩ của Jennifer Lawrence – à quên, Mystique mới đúng – và cuộc dạo chơi tung tăng khắp thế giới của Apocalypse để thu thập dị nhân.

Phim dần đẩy tới những cuộc giao tranh không máu me dài thườn thượt khiến một phim bom tấn mang tiếng tệ hại. Apocalypse lúc này đã hủy hoại một thành phố 7 triệu dân – nhưng ta không thấy xác, người lẩn trốn, không có thiệt hại về người, vậy nên tính hủy diệt không có gì ấn tượng (so sánh với Avengers và nỗ lực cứu người trong đó, hay sự ân hận trong phim Captain America gần đây sau thiệt hại một khu công sở).

Đến sau Days of Future Past rối loạn, và nối gót một Deadpool vui vẻ trẻ trâu, bộ phim là một sự thất vọng chán chường không mấy thú vị. Việc có nhiều phim siêu anh hùng đúng là một thách thức, nhưng X-Men nên biết rõ hơn ai hết tầm quan trọng của tiến hóa không ngừng.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: GQ