Lee Byung Hun hóa thân vào vai vua Gwanghae của triều đại Joseon
Điểm mấu chốt
Sự miêu tả tinh tế về một thường dân trở thành người cai trị một quốc
gia của đạo diễn Choo Chang Min mang đến cơ hội để nghĩ về kiểu nhà lãnh
đạo nào mà người dân nên trông chờ để dẫn dắt họ.
Masquerade,
phim điện ảnh cổ trang đầu tiên của Lee Byung Hun, xoay quanh vua
Gwanghae, một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất triều đại Joseon.
Bộ phim tâm lý chính trị thu hút sự chú ý của công chúng Hàn Quốc trước
cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 12.
Nội dung
Lee Byung Hun đóng hai vai, vua Gwanghae và tên hề Ha Sun
Đầu thế kỷ 17, vua Gwanghae của triều đại Joseon bị những thần dân bất trung phản đối mạnh mẽ chính sách cai trị của ông đe dọa.
Trước
mối đe dọa đó, nhà vua, hoài nghi về sự sống còn của bản thân, cần một
người hoàn toàn giống mình để vạch nên kế hoạch đối phó với những điều
bất ngờ. Viên cận thần trung thành Heo Gyun tìm thấy Ha Sun, một tên hề
hạ cấp trông giống hệt nhà vua.
Một ngày nọ, vua bị trúng độc hoa
anh túc và bí mật chuyển đến một ngôi đền để được chữa trị. Lo lắng về
sự hỗn loạn trong xã hội có thể xảy ra bởi sự vắng mặt của vua trong
hoàng cung, Heo Gyun quyết định tạm thời đưa Ha Sun giả làm vua cho đến
khi vua thật bình phục.
Khi được Heo Gyun chỉ dạy hành động thế
nào như một vị vua, Ha Sun không chỉ đối xử tử tế với mọi người trong
hoàng cung mà còn mạnh dạn bày tỏ chính sách riêng của mình, không như
vị vua nhẫn tâm Gwanghae.
Song, sau khi đám triều thần phản bội
nhận ra sự thật rằng Ha Sun đang cải trang thành vua Gwanghae, bọn bạo
loạn đã tấn công hoàng cung.
Ryu Seung Ryong đảm nhận vai cận thần trung thành Heo Gyun của vua Gwanghae
Tại sao bạn nên quan tâmMasquerade có bối cảnh tương tự như
The Prince and the Pauper,
quyển tiểu thuyết năm 1881 của nhà văn Mỹ Mark Twain. Cả hai câu chuyện
có điểm tương đồng duy nhất là xoay quanh sự hoán đổi địa vị xã hội tạm
thời giữa hai người thuộc hai tầng lớp khác nhau.
Tuy nhiên, không giống như
The Prince and the Pauper,
Masquerade tập trung vào quá trình một người trở thành vua một nước hơn là phơi bày điều phi lý của hệ thống giai cấp.
Sự
tinh tế của phim nằm ở ngụ ý của đạo diễn là “thiện tâm” và “thiện chí”
không phải là mọi điều làm nên một minh quân. Mặc dù câu chuyện của Ha
Sun có vẻ như là đạo diễn đang bày tỏ thông điệp về kết thúc có hậu của
một người sau khi trải qua những sự kiện khó khăn, phim cũng cho thấy Ha
Sun chấp nhận thực tế sau khi đối mặt với nhược điểm của mình.
Tuy
nhiên, đạo diễn Choo Chang Min không xác định rõ các yếu tố bắt buộc để
trở thành nhà lãnh đạo chân chính. Giữa những đề xuất chương trình phúc
lợi xã hội không thể kiểm soát ở Hàn Quốc như chương trình bữa ăn miễn
phí và hệ thống phân nửa học phí, thông điệp này khiến mọi người suy
nghĩ lại về điều gì là chính sách hợp lý của một người có thiện ý.
Ngoài
kịch bản có sức thuyết phục của Hwang Jo Yoon và sự nhạy cảm của Choo
Chang Min, sự nghiệp 13 năm của Lee Byung Hun hoàn thiện nhân vật của
anh. Giọng nói có sức lôi cuốn và biểu cảm trên khuôn mặt rất thích hợp
với vai diễn nhà vua đến nỗi có thể tin rằng
Masquerade là phim Hàn Quốc hay nhất trong nửa cuối năm 2012.
Trong khi đó, diễn viên phụ Ryu Seung Ryong, vụt sáng thành sao nhờ đóng chính trong bộ phim đình đám
All about My Wife (phát hành ở Việt Nam với tựa
Yêu vợ tôi đi) năm 2012, giúp diễn viên chính Lee Byung Hun tỏa sáng hơn trong phim qua vai diễn viên cận thần trung thành Heo Gyun.
Một cảnh trong phim
Thế nhưngĐạo diễn Choo Chang Min đã làm rất tốt việc thể
hiện những nhân vật chính diện, tiêu biểu là Ha Sun, Heo Gyun và các
triều thần trung thành trong hoàng cung. Tuy nhiên, sức hút đó đã phá
hỏng phe đối lập, kẻ ác, khi Choo Chang Min bỏ qua toàn bộ thông tin về
lai lịch của bọn xấu.
So sánh với sự phối hợp hoàn hảo giữa Ha
Sun và Heo Gyun, ta chỉ thấy bọn triều thần phản bội trong phim là những
kẻ yếu đuối và đố kỵ mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, lòng căm thù
của họ đối với nhà vua cũng không được lột tả trong phim.
Đặt nặng câu chuyện vào nhân vật chính dẫn đến thất bại của phim trong việc đem lại sự thay đổi tốt đẹp vào cuối phim. Mặc dù
Masquerade
được công nhận là một phim hay trong nhiều bài giới thiệu của báo chí
Hàn Quốc, thật khó mà gọi phim này là một kiệt tác khi có thể đoán trước
cốt truyện trong suốt 130 phút.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: 10Asia
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi