Suốt 20 năm qua, điện ảnh Hồng Kông phải cố gắng bắt kịp những thay đổi
nó phải đối mặt khi nhiều yếu tố đang kéo nền công nghiệp này đi nhiều
hướng. Nhưng giờ đây, chỉ còn hai yếu tố sức ép còn lại.
Một mặt là có những nguồn công việc ổn định từ những phim hợp tác giữa
Hồng Kông và Đại lục, với khán giả mục tiêu là ở cả hai thị trường, và
nói rộng hơn là cả thị trường châu Á.
Mặt kia, đang có một sự trỗi dậy của những bộ phim mang phong cách riêng của Hồng Kông đang gặt hái thành công ở phòng vé.
Vulgaria, phim hài của Bành Hạo Tường hay phim tâm lý hậu khải huyền
The Midnight After của Trần Quả là hai ví dụ.
Vulgaria
Cùng lúc đó, thị trường cũng đang đón nhận những tia nắng mới. Tại Giải
thưởng Điện ảnh Hồng Kông năm nay, có 14 đạo diễn được tôn vinh trong
giải Đạo diễn mới xuất sắc – một kỷ lục của những năm gần đây.
Vậy
Hồng Kông thực chất có phải chỉ là một phần của thị trường sản xuất
phim Trung Quốc, hay là một thị trương riêng đang có bước đột phá trở
lại sau khi dường như mất đi một số tài năng lớn?
Nhà làm phim
gạo cội Thi Nam Sinh cho biết ngành điện ảnh Hồng Kông đã có những tiến
triển tốt trong những năm vừa qua, nhất là về mặt tài năng.
“Có những nhà làm phim mới như Viên Cẩm Lân (
Firestorm)
thực chất đã làm phim nhiều năm rồi nhưng giờ đây đang có phong cách
mới. Họ thực sự có tài và những phim đầu tay của họ có chất lượng của
những người nhiều kinh nghiệm hơn nhiều. Những nhà làm phim trẻ như Mạch
Tuấn Long (
Rigor Mortis) cũng giỏi,” bà nói.
Rigor Mortis
Những phim hợp tác ngân sách cao giữa Đại lục và Hồng Kông phần lớn có
nguồn đầu tư từ những nhà đầu tư Đại lục, vẫn là một phần lớn của nền
điện ảnh Hồng Kông. Sức hút tài chính – nguồn tiền dễ dàng và tiềm năng
thu lời – có nghĩa là cả Đỗ Kỳ Phong, một trong những đạo diễn thiên về
phim bao gọn trong đặc khu này – đã từng có những bước hợp tác.
Drug War (2012) của ông được làm ở Đại lục.
Vào năm 2013, hơn một nửa của con số 49 phim Hồng Kông được chiếu rạp là những phim hợp tác.
Tuy vậy, vẫn có những đạo diễn tạo tiếng vang cho những sản phẩm “nội” của mình. Trần Quả làm khán giả Hồng Kông thích thú với
The Midnight After,
được làm với ngân sách 10 triệu đôla Hồng Kông (khoảng 1,3 triệu USD),
với nguồn đầu tư hoàn toàn đến từ trong Hồng Kông, gồm từ Hội Phát triển
Điện ảnh. Bộ phim thu về 2,2 triệu USD trong 10 ngày đầu tiên chiếu ở
phòng vé.
“Biết từ đầu đây không phải là phim với mục tiêu là
khán giả Đại lục khiến mọi thứ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn –
chúng tôi loại bỏ những nhà đầu tư không phù hợp và chỉ tập trung vào
những người có tiềm năng,” đạo diễn nói. “Nhưng bộ phim lại không khác
gì canh bạc sinh tử. Chúng tôi đã sẵn sàng có thể chịu lỗ nặng nề. Nhưng
đó là sự khác biệt giữa lãi lỗ và tự do sáng tạo.”
The Midnight After
Cả hai phim cũng có nguồn đầu tư Hồng Kông của Lâm Siêu Hiền
That Demon Within và
The Way We Dance đều gặt hái thành công.
“Thành
công của một hai phim không đủ nói lên điều gì, nhưng nếu có 10 đạo
diễn làm phim nội với phong cách Hồng Kông, thì ngành điện ảnh Hồng Kông
sẽ lại hồi sinh,” Trần Quả cho biết.
Trần Quả thêm, vấn đề là
thiếu tài năng trên màn ảnh. “Chúng ta thiếu diễn viên mới. Chúng ta
đang sử dụng lại nhiều diễn viên cũ. Nữ diễn viên Hồng Kông ngày càng
khan hiếm. Giờ đây, những phim hợp tác cũng đều có cả diễn viên Hồng
Kông và Đại lục.”
Thi Nam Sinh cho biết mấu chốt vấn đề nằm ở sự
đi xuống của ngành truyền hình Hồng Kông. “Truyền hình là nơi ủ mầm cho
những ngôi sao điện ảnh. Giờ đây chúng ta không còn ngành truyền hình
sinh động để đào tạo những diễn viên mới.”
“Có thể làm gì? Chính
phủ đã không cấp phép cho Hong Kong Television Network (một đài truyền
hình dự tính phát sóng miễn phí), chúng ta cũng không thể làm gì nhiều.”
The Way We Dance
Cùng lúc đó, nhiều nhà làm phim đang tìm những con đường ít chông gai để
sang với thị trường Trung Quốc mà không phải làm qua những phim hợp
tác. Trương Chí Thành, phó chủ tịch Hiệp hội các nhà làm phim Hồng Kông,
cho biết ông và những người trong ngành đã gặp gỡ Lương Chấn Anh, Đặc
khu trưởng Hồng Kông, kêu gọi ông yêu cầu nhà chức trách Đại lục mở thị
trường điện ảnh của họ cho các nhà làm phim Hồng Kông không có hợp tác
từ Đại lục.
Trên lý thuyết, đó đã phải là hiện thực sẵn.
Mấu
chốt là, Thỏa thuận Quan hệ Hợp tác Kinh tế Đại lục và Hồng Kông (CEPA)
ký năm 2003 loại Hồng Kông ra khỏi danh sách những phim nước ngoài
chịu chỉ tiêu khi chiếu ở Đại lục. Nhưng thỏa thuận này gây nhiều thất
vọng khi được áp dụng thực tế.
Trong khuôn khổ CEPA, phim Hồng
Kông đáng lẽ phải có bằng cơ hội và địa vị với phim Trung Quốc. Nhưng
chuyện không thực sự như vậy, vì những phức tạp trong tổ chức và hoạt
động tuyên truyền của Đại lục luôn kiểm soát những gì được công chiếu ở
rạp,” ông Trương cho biết. “Vì thế, ngành điện ảnh của chúng tôi không
mạnh mẽ cho lắm. Một là phải hợp tác, hai là làm những phim trong vùng
với ngân sách nhỏ.”
Vẫn còn hy vọng. Vào năm 2017, khi vòng đàm phán WTO lần thứ hai bắt đầu, Trung Quốc có thể tăng chỉ tiêu phim nhập.
“Trong
trường hợp đó,” ông Trương nói, “sẽ có sự cạnh tranh cao hơn từ Mỹ. Để
giảm sự cạnh tranh này, Trung Quốc có thể hợp tác với Hồng Kồng và Đài
Loan để làm mạnh ngành điện ảnh Trung Quốc. Như thế họ có thể nghĩ tới
việc giảm rào cản với phim Hồng Kông.”
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Variety
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi