Các phim truyền hình đa dạng, từ phim mang tính thời đại đến phim sử
thi, chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ từ sáng đến tối. Sự nổi tiếng của các phim
truyền hình Hàn Quốc đã tràn ra khỏi biên giới quốc gia này từ cuối
những năm 90, đã châm ngòi Hallyu, hay còn gọi là Làn sóng Hàn.
Một cảnh trong The Moon Embracing the Sun, một phim truyền hình nổi tiếng của đài MBC:
Kim Soo Hyun (phải) ôm Han Ga In, người yêu của anh trong phim [Ảnh: Pan Entertainment]
Thành công vang dội nhất trong nửa đầu năm 2012 là
The Moon Embracing the Sun (đã phát sóng ở Việt Nam với tựa
Mặt trăng ôm mặt trời)
của đài MBC, lên sóng ở Hàn Quốc từ tháng 1 đến tháng 3. Với sự góp mặt
của Kim Soo Hyun và Han Ga In, phim khắc họa câu chuyện tình yêu giữa
một vị vua và một nữ pháp sư hư cấu trong triều đại Joseon (1392-1910).
Phim đạt được tỷ suất người xem trung bình 32,9%, và chạm đỉnh 42,2% ở
tập cuối.
Dựa trên sự thành công trong nước, bản quyền phát sóng
phim đã được bán cho nhiều nước châu Á — trong đó có Nhật Bản, Hồng
Kông, Singapore và Philippines — và thu về hơn 200 tỉ won.
“Quá
sức hay. Bộ phim này quá đẹp và tôi không thể lựa chọn từ ngữ nào để
miêu tả. Tôi thích mọi thứ trong phim từ cốt truyện, dựng cảnh, dàn diễn
viên, diễn xuất đầy phức tạp,” một người hâm mộ Philippines của phim
cho biết trên một trang cộng đồng trực tuyến về phim truyền hình Hàn
Quốc.
Song Seung Heon (phải) trong một cảnh phim Dr. Jin [Ảnh: MBC]
Hàng trăm người tập trung tại các trang mạng như thế này để chia sẻ
thông tin và cảm nghĩ về phim truyền hình Hàn Quốc. Mặc dù những phim
này được phát sóng tại Hàn, chúng được người hâm mộ dịch sang tiếng Anh
và các ngôn ngữ khác trong vòng 24 giờ và nhanh chóng phủ sóng toàn cầu
thông qua Internet.
Sự nổi tiếng của phim truyền hình Hàn Quốc
trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu bên cạnh các
ngành công nghiệp văn hóa khác như âm nhạc, phim điện ảnh và ẩm thực.
Love Rain bán được 90 tỉ wonTheo
Cục Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc (KCCA), hoạt động xuất khẩu phim truyền
hình đang trên đường cong tăng trưởng từ 105 triệu đôla năm 2008 đến 107
triệu đôla năm 2009 và 133 triệu đôla năm 2010.
Bản thân phim
truyền hình đã đem lại lợi nhuận nhưng chúng cũng quảng bá việc giao
thương cho các ngành công nghiệp và sản phẩm có liên quan. Viện nghiên
cứu kinh tế nước ngoài thuộc Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc đã đưa ra
một bản báo cáo trong tháng 5 cho thấy cứ 100 USD tăng trong hoạt động
xuất khẩu các sản phẩm văn hóa Hallyu sẽ dẫn đến 412 đôla tăng trưởng
trong xuất khẩu hàng tiêu dùng.
Lee Young Ae (trái) và Ji Jin Hee trong một cảnh từ Jewel in the Palace / Nàng Dae Jang Geum,
phim truyền hình dấy lên làn sóng phim Hàn ở nhiều quốc gia châu Á [Ảnh: Korea Times]
Tại Liên hoan truyền hình Thượng Hải lần thứ 18 vào tháng 6 năm nay, một
trong những sàn giao dịch chương trình truyền hình lớn nhất Đông Á,
tổng lượng bán ra của các hợp đồng xuất khẩu phim truyền hình Hàn Quốc
chạm mức khoảng 11 tỉ won, tăng 7,5% so với năm ngoái, theo thông tin từ
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc.
Ba đài truyền hình lớn
ở Hàn Quốc đã thành công trong việc bán bản quyền phát sóng của các
phim truyền hình cho các nước châu Á khác nhau bao gồm phim truyền hình
I Do I Do,
Dr. Jin và
Can’t Live Without You của đài MBC;
Rooftop Prince của SBS; và
Big,
Man From the Equator và
I’ll Give You the Stars and the Moon của đài KBS. Tất cả những phim được xuất khẩu này đều được sản xuất năm nay.
Trong tất cả các phim được bán ra nước ngoài trong năm 2012,
Love Rain
của KBS, với sự góp mặt của Jang Geun Suk và Yoona của Girls’
Generation, đã bán được giá cao nhất cho Nhật trước cả khi phim được
phát sóng tại Hàn Quốc. Mỗi tập tốn 4,5 tỉ won, tổng cộng 90 tỉ won.
Phim truyền hình nổi tiếng này đã được bán cho 12 quốc gia tại châu Á và
châu Âu trong đó có Trung Quốc, Singapore và Malaysia và thu về khoảng
115 tỉ won nhờ bán ra nước ngoài.
Thành công ở nước ngoài không
nhất thiết dẫn đến tình trạng tương tự trong nước, nơi những phim truyền
hình này vốn được sản xuất.
Dr. Jin được xuất khẩu sang Đài
Loan và Thái Lan trong tháng 6 trước khi kết thúc tại Hàn Quốc, nơi đây
phim chỉ đạt tỷ suất người xem 8,8% ngay cả khi có sự góp mặt của nam
diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Song Seung Heon trong vai nam chính.
Jung Woo Sung trong một cảnh phim Padam Padam [Ảnh: JTBC]
Các kênh truyền hình cáp cũng theo đuổi các hãng truyền thông lớn trong việc xuất khẩu ra nước ngoài.
Yellow Boots
của tvN, có nữ diễn viên Lee Yu Ri đóng chính, được bán cho Nhật Bản,
Đài Loan, Singapore và Indonesia tháng 7/2012. Phim truyền hình nổi
tiếng của kênh này
Shut Up Flower Boy Band cũng được xuất khẩu
sang Nhật Bản vào tháng 2. Một số diễn viên có ngoại hình đẹp tham gia
vào phim truyền hình này trong đó có Lee Min Gi và Lee Hyun Jae. JTBC,
một công ty truyền thông được tờ
Joongang Ilbo thành lập, là một trong những nhà cung cấp đang lên khi những phim của hãng như
Padam Padam
được bán cho KLIKSAT, một hãng truyền hình cáp ở Đức, trong buổi triển
lãm mua bán tác phẩm hàng đầu thế giới MIPTV tại Cannes, Pháp, vào tháng
4.
Mở rộng thị trườngCác nhà chuyên môn thấy được
sự tăng trưởng doanh số nhiều hơn nữa cho phim truyền hình Hàn Quốc bởi
phim ngày càng đa dạng và được làm tốt hơn.
Nhà nghiên cứu Lee
Yang Hwan của KCCA cho biết những kịch bản chặt chẽ và nhân vật mạnh mẽ
khiến phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng cả trong và ngoài nước. “Chất
lượng tổng thể của phim truyền hình Hàn Quốc đang được cải thiện cùng
với sự nổi tiếng trên trường quốc tế. Sự quan trọng của biên kịch và các
nhà sản xuất ngày càng được công nhận,” ông nói.
Yoona (trái) và Jang Geun Suk, trong poster Love Rain, một phim truyền hình
được bán cho Nhật Bản trước cả khi lên sóng ở Seoul [Ảnh: KBS]
Tuy nhiên, Lee Yang Hwan chỉ ra rằng phim truyền hình nhắm vào việc bán
ra nước ngoài bằng việc mời nhiều ngôi sao Hallyu hàng đầu diễn chính,
như
Love Rain, có thể phản tác dụng bởi chúng chỉ nhắm vào một thị trường cụ thể và thiếu tính phổ thông.
“
Jewel in the Palace (phát hành ở Việt Nam với tên
Nàng Dae Jang Geum),
một trong những phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng nhất trên toàn cầu,
được bán cho khoảng 120 quốc gia, từ châu Á, châu Âu và Mỹ cho đến
Trung Đông và Nam Mỹ. Khi những nội dung văn hóa đi từ một khu vực văn
hóa này sang khu vực khác, nó phải mang tính phổ thông,” Lee Yang Hwan
nói.
Nhật Bản là thị trường lớn nhất của phim truyền hình Hàn
Quốc và việc bán một tác phẩm ở đây mang lại lợi nhuân nhiều hơn với hầu
hết các quốc gia khác, nhà nghiên cứu này cho biết thêm.
Ông
cũng cho biết việc mở rộng phạm vi phổ biến phim Hàn Quốc đến châu Âu và
Nam Mỹ là nhất thiết, và rằng những nhà làm nội dung ở Hàn Quốc đang bỏ
qua các thị trường này.
“K-pop chiếm lĩnh Hallyu ở Nam Mỹ và
phim truyền hình có độ dài giới hạn rất nổi tiếng ở khu vực này. Những
thực tế này nên được đánh giá trước khi mở đường ra nước ngoài,” Lee
Yang Hwan nói.
Sự góp mặt của các ca sĩ và thần tượng K-pop nổi
tiếng hoặc thuê họ hát nhạc phim có thể tạo ra sự hiệp lực giữa âm nhạc
và phim truyền hình Hàn Quốc.
Tham gia vào những hội chợ mua bán
tác phẩm như MIPTV và MIPCOM sẽ giới thiệu phim truyền hình Hàn Quốc ra
xa hơn và thúc đẩy lượng bán.
“MIPTV đã thêm khu vực mới MIPCube
tập trung vào những công nghệ truyền thông hàng đầu như 3D và dịch vụ
mạng lưới truyền hình xã hội. Hàn Quốc mạnh về công nghệ thông tin tiên
tiến và điều này sẽ là bàn đạp cho phim truyền hình Hàn Quốc,” ông cho
biết.
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi