Nếu cột mốc mười triệu là một cái phong vũ biểu tốt trong ngành công
nghiệp điện ảnh Hàn Quốc, thì ngành công nghiệp đó đang tận hưởng thêm
một lần phục hưng kể từ lúc phát triển mạnh vào đầu những năm 2000.
Cảnh trong phim Old Boy (2003)
Thành công lớn nhất năm 2012 là bộ phim
The Thieves (ra rạp ở Việt Nam với tựa
Đội quân siêu trộm)
được phát hành vào tháng 7. Bộ phim về trộm do Choi Dong Hoon làm đạo
diễn với dàn diễn viên toàn sao gồm có Kim Hye Soo và Jun Ji Huyn hiện
có 13,02 triệu lượt khán giả, đánh bại bộ phim
The Host / Quái vật sông Hàn (2006) từng thu hút 13,01 triệu người.
Phim Joint Security Area (2000)
Đó cũng là bộ phim thứ sáu vượt qua cột mốc mười triệu trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc. Đuổi theo sát nút là
Masquerade (phát hành ở Việt Nam với tên
Hoàng đế giả mạo)
với sự tham gia của nam diễn viên Hàn Quốc được nhiều người yêu thích
Lee Byung Hun và do Choo Chang Min đạo diễn. Sau khoảng hơn một tháng từ
lúc phát hành, đã có khoảng chín triệu lượt khán giả và con số này được
dự đoán sẽ còn tăng lên.
“Đơn giản là bộ phim này hưởng sự thành
công của phim bom tấn phong cách Hàn Quốc,” Jung Duk Hyun, một nhà phê
bình văn hóa đại chúng, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn qua điện
thoại hôm 15/10. “Đó là một trong hai xu hướng chính trong thể loại điện
ảnh thị trường của Hàn Quốc ngày nay cùng với những bộ phim chúng ta
gọi là được chăm chút kỹ lưỡng. Hiện giờ, điện ảnh Hàn Quốc là một hệ
thống hoàn chỉnh được dựng lên để sản xuất những phim bom tấn mang tính
thương mại kiểu như thế mà khán giả ngày nay rất thích xem.”
Phim Ariang (1926) [Ảnh: Korea Times]
Ngoài những phim thương mại thành công này, câu chuyện đạo đức tăm tối
của đạo diễn Hàn Quốc có sức ảnh hưởng Kim Ki Duk đã thắng giải Sư tử
vàng Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 69. Bộ phim
Pieta của ông cũng được nộp đề cử Oscar cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài.
Các
bộ phim Hàn Quốc ban đầu xuất hiện ở hệ thống rạp quốc tế vào khoảng
đầu thế kỷ 20. Nhiều phim Hàn Quốc đã có được sự chú ý của thế giới
trước khi làn sóng Hàn, gọi là hallyu, tấn công châu Á bằng những bài
hát K-pop và những bộ phim truyền hình. Những bộ phim chất lượng như
Swiri (1998) của Kang Je Kyu,
Joint Security Area (2000) của Park Chan Wook và
My Sassy Girl (2001) cũng nằm trong số đó. Nhưng phim nổi bật đặc biệt là
Old Boy (2003) của Park Chan Wook. Từ sau lúc đó, sự chú ý của cả thế giới chuyển sang K-pop.
Cảnh trong phim Aimless Bullet (1961)
“Văn hóa Hàn Quốc nhận sự đón tiếp nồng nhiệt từ khắp nơi trên thế giới
nhờ có K-pop đã mở đường để tiến vào thị trường điện ảnh và phim truyền
hình thế giới, và điều đó đẩy mạnh xuất khẩu,” nhà phê bình phim Park
Woo Sung nói hôm 15/10.
Các đạo diễn Hàn Quốc cũng đang thành
công trên đường đến Hollywood, nếu xem năng lực tuyển diễn viên hạng A
là minh chứng cho điều này. Park Chan Wook và Bong vừa quay phim mới ở
Mỹ với những tên tuổi lớn của Hollywood. Đạo diễn Park tuyển những diễn
viên như Nicole Kidman và Matthew Goode cho phim
Stoker sẽ được phát hành vào năm 2013. Đạo diễn Kim Jee Woon gần đây cũng có quay phim mới
Last Stand
(lên kế hoạch phát hành vào ngày 18/1/2013) ở thị trường điện ảnh lớn
nhất thế giới với các diễn viên Arnold Schwarzenegger và Forest Whitaker.
Phim Sound of Magpies (1967)
Sự trỗi dậy của các phim Hàn Quốc cũng luôn được liên kết với Hollywood.
“Hollywood
đang dần đánh mất sự độc quyền nên họ đang tìm kiếm đề tài mới từ bên
ngoài và Hàn Quốc là một trong những thị trường hấp dẫn với bản quyền
làm lại phim,” Jung Duk Hyun nói.
Giữa sự tăng trưởng nhanh chóng
về danh tiếng của các phim trong nước, việc xuất khẩu phim Hàn Quốc
đang bùng nổ, đạt 15,8 triệu đôla năm 2011, tăng 13,8% so với cùng kỳ
năm ngoái. Tổng cộng có 358 phim được xuất khẩu, nhiều hơn 82 phim so
với năm 2011. Điều này đã đảo ngược thời kỳ thu hẹp kinh doanh dài sáu
năm.
Phim Swiri (1998)
Ngày càng nhiều phim Hàn Quốc chiếu ra mắt tại các liên hoan phim quốc tế. Bộ phim
The Thieves
được chọn để khai mạc Liên hoan phim Hàn Quốc tại London và sẽ bế mạc
Liên hoan phim Hàn Quốc tại Paris vào tháng 11. Phim được bán cho các
nước châu Á như Trung Quốc, Singapore và Thái Lan thậm chí trước cả khi
được phát hành tại Hàn Quốc và cũng được lên kế hoạch phát hành ở 12
thành phố trên thế giới gồm có Los Angeles và New York.
Hàn Quốc
cũng là nơi tổ chức nhiều liên hoan phim khác nhau. Liên hoan phim quốc
tế Busan, vừa kết thúc hôm 13/10, đã tự đặt mình là liên hoan phim lớn
nhất châu Á và lớn thứ tám trên trên thế giới kể từ năm 1996. Liên hoan
phim quốc tế Jeonju, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2001, chú trọng vào các
phim kỹ thuật số, phim độc lập và phim nghệ thuật. Những sự kiện nổi
tiếng khác gồm có Liên hoan phim giả tưởng quốc tế Puchon, Liên hoan
phim quốc tế dành cho phụ nữ và Liên hoan Điện ảnh & Âm nhạc quốc tế
Jechon.
Một cảnh trong phim The Thieves (2012)
“Xem phim ở rạp được xác định là một trong những hoạt động phải làm lúc
rảnh rỗi ở Hàn Quốc và hiện nay, khán giả có xu hướng chọn xem những bộ
phim nổi tiếng như các phim bom tấn Hàn Quốc nhiều hơn là các phim nghệ
thuật hay phim độc lập,” Park Woo Sung nói. “Nhưng hiện tượng này không
có lợi trong việc phát triển ngành điện ảnh. Điện ảnh Hàn Quốc nên chú
trọng vào chất lượng và nội dung hơn là cố gắng quốc tế hóa và chạy theo
trào lưu.”
Phim Masquerade (2012) [Ảnh: CJ Entertainment]
Lịch sử điện ảnh Hàn QuốcĐiện ảnh Hàn Quốc khởi nguồn từ
năm 1903 khi người dân trả tiền để xem những bức hình cảnh vật chuyển
động của Hàn Quốc và các nước khác ở Dongdaemun, phía đông Hàn Quốc. Năm
1919, bộ phim Hàn Quốc đầu tiên được thực hiện, thể loại kết hợp giữa
phim và kịch có tên
Fight for Justice do Kim Do San đạo diễn. Sau đó, những phim câm của Hàn Quốc chẳng hạn như
Ariang (1926) được thực hiện trong vài năm tiếp theo với giá trị sản xuất và kỹ thuật tốt hơn.
Khi
chính quyền Park Chung Hee nắm quyền vào những năm 1960, được xem là
thời kỳ hoàng kim, họ thúc đẩy chương trình công nghiệp hóa và phát
triển kinh tế do nhà nước định hướng trong mọi lĩnh vực của xã hội và
điện ảnh không là ngoại lệ. Chương trình mở ra một hệ thống vững chắc
hơn thông qua việc sản xuất theo kiểu tập đoàn nên các công ty làm phim ồ
ạt, trải rộng ở nhiều thể loại đa dạng. Các phim đáng chú ý trong thờ
kỳ này bao gồm
Aimless Bullet (1961) của Yu Hyun Mok,
Mother and A Guest (1961) của Shin Sang Ok và
Sound of Magpies
(1967) của Kim Soo Young. Điện ảnh Hàn Quốc trải qua nhiều bước ngoặt
và ngã rẽ kể từ sau thời hoàng kim và cuối cùng lấy lại đà tiến của mình.
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi