Năm 2013 là một kỷ lục cho phòng vé toàn cầu, thu được 35,9 tỉ đôla – và phần lớn là nhờ Trung Quốc.
Doanh thu phòng vé Trung Quốc đã tăng trưởng hơn 30% mỗi năm trong một
thập niên qua, cùng lúc với việc Trung Quốc trở thành quốc gia có thu
nhập trung bình. Và còn vô khối chỗ để tăng trưởng.
Ở Mỹ, có
chừng 40.000 rạp chiếu phim, hay một rạp chiếu trên 8.000 dân, theo
EntGroup. Ở Trung Quốc có 20.000 rạp chiếu, nhưng mỗi rạp phục vụ cho
hơn 70.000 người. Và với gần 100 rạp chiếu mới mọc lên hàng tuần, khán
giả Trung Quốc đang trên đà chiếm lĩnh vị trí thị trường điện ảnh lớn
nhất thế giới.
Không lạ khi phim bom tấn Hollywood làm hài lòng
khán giả Trung Quốc. Iron Man 3 đưa vào một cảnh có các diễn viên Trung
Quốc hạng A để chiếu riêng ở Trung Quốc.
Marvel chọn mở màn chiến dịch quảng bá quốc tế cho Iron Man 3 ở Tử Cấm thành Bắc Kinh
Nhưng liệu có phải đây là một kỷ nguyên vàng khác nữa cho điện ảnh Trung Quốc không?
Dù
sao thì, phim Hollywood chiếm đến một nửa trong tốp 10 phim có doanh
thu cao nhất ở Trung Quốc. Phim được ưa chuộng ở Trung Quốc là
Transformers phần mới nhất.
Chính
quyền Trung Quốc chắc chắn là muốn cải cách nền công nghiệp điện ảnh
của mình để thách thức với Hollywood. Và khi họ muốn cho thấy chuyện gì
là quan trọng, họ làm lớn và họ xây bảo tàng điện ảnh lớn nhất thế giới.
Bảo tàng Điện ảnh Quốc gia của Trung Quốc ở Bắc Kinh được thiết kế để trưng bày lịch sử điện ảnh Trung Quốc
Điện ảnh Trung Quốc đã có chừng một thế kỷ. Cũng lâu đời như Hollywood.
Phim đầu tiên hết thảy của Trung Quốc được làm năm 1905. Đó là một phim
đề tài Kinh kịch,
Ding Jing Mountain.
Cuối thập niên
1920 và suốt thập niên 1930 là thời kỳ điện ảnh Trung Quốc nở rộ. Ngành
công nghiệp này đóng tại Thượng Hải, là siêu đô thị lớn nhất ở châu Á
vào lúc đó. Nhà làm phim Trung Quốc và nước ngoài lẫn lộn. Đó là thời kỳ
những minh tinh điện ảnh đầu tiên của Trung Quốc xuất hiện. Và thời kỳ
đó được biết đến với cái tên Kỷ nguyên vàng của điện ảnh Trung Quốc.
Một áp phích thập niên 1920 từ Thượng Hải – thành phố này là siêu đô thị lớn nhất châu Á thời bấy giờ
Kỷ nguyên này kết thúc khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Phim
ảnh được coi là công cụ tuyên truyền và các nhà làm phim mất quyền tự do
sáng tạo.
Thời kỳ tồi tệ nhất đối với điện ảnh Trung Quốc là
trong Cách mạng Văn hóa. Theo đuổi mang tính tư sản như làm phim bị cấm.
Thực tế, không có phim truyện nào được làm ra trong giai đoạn từ 1966
đến 1973. Không cần nói cũng thấy, thời kỳ này đã tàn phá nền công
nghiệp điện ảnh.
Khi cuộc sống bình thường trở lại và Trung Quốc mở cửa năm 1978, điện ảnh dần dần hồi sinh. Những phim như
Bá vương biệt cơ / Farewell My Concubine thắng giải thưởng hàng đầu của Liên hoan phim Cannes năm 1993.
Ngọa hổ tàng long / Crouching Tiger, Hidden Dragon và
Anh hùng / Hero chừng như báo hiệu một kỷ nguyên mới cho điện ảnh Trung Quốc.
Nhưng hầu hết phim Trung Quốc chưa có đột phá toàn cầu. Và không phim Trung Quốc nào từng đoạt Oscar Phim xuất sắc.
Xuất phẩm hợp tác quốc tế Ngọa hổ tàng long của Lý An đoạt
giải Oscar Phim nước ngoài xuất sắc
của Giải thưởng Viện hàn lâm lần thứ
73 nhưng không vuột mất giả Phim xuất sắc
Nhưng điều này đang thay đổi. Tác giả bài viết đã gặp Lục Xuyên, một
trong những đạo diễn trẻ có triển vọng nhất của Trung Quốc, đang làm bộ
phim thương mại lớn đầu tiên của anh. Anh đã đưa các chuyên gia CGI từ
Hollywood từng làm
World War Z, và thành lập một êkíp quốc tế hiếm hoi để làm phim hành động, giả tưởng Trung Quốc.
Tất
thảy đều khả thi vì sự tăng trưởng nhanh chóng của phòng vé. Ở đâu có
nhu cầu, ở đó có tiền làm phim. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc bảo hộ nền
điện ảnh nước này bằng cách áp hạn ngạch số lượng phim nước ngoài được
trình chiếu mỗi năm ở đây. Điều này có tạo ra một cơn bão hoàn hảo làm
xuất hiện một kỷ nguyên vàng khác nữa của điện ảnh Trung Quốc không?
Lục
Xuyên nói đây là lúc tốt nhất mà cũng là lúc tồi tệ nhất. Theo đuổi
tiền bạc ở phòng vé cùng với kiểm duyệt tức là phim hài được ưu tiên và
có những chủ đề không được các nhà làm phim đụng đến.
Lục Xuyên đang làm một phim hành động, giả tưởng hiếm có của Trung Quốc
Anh mất 18 tháng để kịch bản được duyệt. Lục Xuyên cho tác giả biết anh
nhớ cái thời là sinh viên ở Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và làm phim dựa
trên những giấc mơ.
Dần dà, những phim như phim của Lục Xuyên bắt
đầu kể một câu chuyện mang tính phổ quát. Liệu đây có sẽ là thế hệ điện
ảnh mới đối đầu với Hollywood không?
Không thể có kỷ nguyên vàng
mà không có siêu sao có sức ảnh hưởng vượt ra ngoài màn ảnh rộng, và
Trung Quốc đã có một số minh tinh điện ảnh rất nổi tiếng.
Tác giả
đã gặp Diêu Thần, nữ diễn viên có lẽ là một trong những ngôi sao có sức
ảnh hưởng nhất với hơn 70 triệu người theo trên Weibo, Twitter của
Trung Quốc. Cô còn là đại sứ thiện chí người Trung Quốc đầu tiên cho Cao
ủy về người tị nạn của Liên hiệp quốc. Khát vọng của cô không phải là
đến Hollywood mà là đóng một phim Trung Quốc đoạt giải Oscar Phim nước
ngoài xuất sắc.
Diêu Thần có số người theo trên Weibo nhiều hơn Katy Perry hay Justin Bieber có trên Twitter
Nhưng liệu Trung Quốc sẽ sớm làm được một phim đình đám toàn cầu? Ngay
cả những phim thắng ở phòng vé Trung Quốc cũng không làm ăn tốt ở nước
ngoài. Phim hài phá kỷ lục
Lost in Thailand kiếm được gần 200 triệu đôla ở Trung Quốc nhưng chỉ kiếm được 60.000 đôla ở Mỹ.
Không có gì ngạc nhiên, kiểm duyệt chính là vấn đề.
Đầu năm 2014, cảnh sát đóng cửa Liên hoan phim độc lập Bắc Kinh lần thứ 11 và tịch thu phim của hơn 70 nhà làm phim.
Sau
khi được cảnh sát thả, nhà tổ chức liên hoan Li Xianting nói với tác
giả: "Tôi không biết nhà nước lo ngại chuyện gì. Tôi đã thắc mắc suốt
bao năm nay.
"Nhà cầm quyền luôn sợ các nhà làm phim và nghệ sĩ
và những cuộc thảo luận của chúng tôi trong các sự kiện trình chiếu. Tôi
không hiểu chuyện đó. Nếu chính phủ muốn tạo ra kỷ nguyên vàng cho điện
ảnh, họ nên tạo môi trường cởi mở và tự do hơn cho chúng tôi."
Li Xianting, nhà tổ chức Liên hoan phim độc lập Bắc Kinh, trưng ra một tài liệu do cảnh sát cấp sau khi thả ông
Còn có vấn đề sao chép lậu tồn tại dai dẳng. Ước tính 9/10 DVD ở Trung
Quốc là bản lậu. Với doanh số 6 tỉ đôla hàng năm, còn hơn cả doanh thu
phòng vé.
Nhu cầu DVD bản lậu đang giảm khi ngày càng nhiều người
muốn trải nghiệm xem phim chiếu rạp thực sự, nhưng đây vẫn là một thách
thức cho ngành công nghiệp vốn dựa vào DVD, phát hành online, và cac
vật phẩm ăn theo để kiếm tiền ngoài phòng vé.
Còn có một nguồn
thu khác mà ngành điện ảnh Trung Quốc đã nhảy vào. Hoành Điếm là phim
trường lớn nhất thế giới. Lớn hơn hai phim trường lớn nhất của Mỹ,
Paramount và Universal, cộng lại. Có cả một bản sao Tử Cấm thành ở Bắc
Kinh, chính xác với quy mô thật.
Và họ còn tái dựng cả Viên Minh
Viên (tức Cung điện mùa hè - Old Summer Palace), đã bị phương Tây thiêu
rụi thời nhà Thanh, không phải ở Bắc Kinh mà ở tỉnh Chiết Giang. Không
lạ khi Hoành Điếm nổi danh là Hollywood của Trung Quốc và là điểm du
lịch ở Trung Quốc được nhiều người đến đứng thứ sáu trong năm 2013.
Các
hãng phim Mỹ cũng đang tìm đường vào thị trường này. Universal Studios
đang xây công viên chủ đề ở Bắc Kinh và một Disneyland rộng gấp bốn lần
công viên này ở Hồng Kông đang được lên kế hoạch cho Thượng Hải.
Nhưng
Hollywood của Trung Quốc chắc sớm bị một dự án mới ở Thanh Đảo soán
ngôi. Tỉ phú Trung Quốc Vương Kiện Lâm lên kế hoạch xây dựng phim trường
lớn nhất thế giới ở đây và ra mắt bằng một sự kiện toàn diễn viên
Hollywood hạng A, trong đó có Nicole Kidman và Harvey Weinstein.
Vương
Bảo Cường còn mua chuỗi rạp AMC ở Mỹ. Đây là tất cả kế hoạch tiến ra
toàn cầu, và ngành điện ảnh chắc chắn là tận dụng cú hích này.
Phim trường Hoành Điếm tái dựng Tử Cấm thành
Khi tác giả gặp Dan Mintz, sếp hãng phim Trung Quốc đồng sản xuất
Iron Man III,
ông nói rằng giai đoạn kế tiếp là hãng phim Trung Quốc làm một phim
Hollywood. Điều đó sẽ khiến sáu hãng phim ông lớn đã ngự trị Hollywood
bao lâu nay bực mình.
Một phim làm ăn thế nào ở Trung Quốc từ lâu
đã thành một phần của quy trình "bật đè xanh" cho chuỗi phim Hollywood
bom tấn. Nếu giai đoạn kế tiếp là những phim không chỉ bán mà còn được
làm ra ở Trung Quốc vậy thì đây sẽ là một bước tiến tới của sự tái nổi
lên của Trung Quốc.
Một kỷ nguyên vàng khác khi phim Trung Quốc
có cùng sức hút văn hóa như phim Hollywood sẽ nói lên rất nhiều về năng
lực cách tân và sáng tạo của Trung Quốc. Những điều chính là những tính
cách đã củng cố sức mạnh áp đảo của Mỹ vượt qua sức mạnh kinh tế của nó.
Nếu
có ngày chúng ta đều muốn là một thành phần của sức hút điện ảnh Trung
Quốc, thì đó là lúc Trung Quốc trở thành đối thủ thực sự của Mỹ.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: BBC News
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi